Hiện nay, nhiều khách hàng gặp phải tình trạng không được nhận xe đúng thời điểm đã ký kết trong hợp đồng.
Chi tiết
<p>Hiện nay, nhiều khách hàng gặp phải tình trạng không được nhận xe đúng thời điểm đã ký kết trong hợp đồng với đại lý. Anh Nguyễn Xuân Hoài (Thái Bình), một khách hàng của Ford An Đô (Phạm Văn Đồng, Hà Nội) đã ký hợp đồng đặt mua chiếc Ford EcoSport vào ngày 20/12/2017 với điều khoản sẽ nhận xe trong tháng 1/2018 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được xe.</p>
<p>Về vấn đề này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo: Đối với việc đặt cọc khi mua xe ô tô, thông thường, khi xe chưa có sẵn tại đại lý, đại lý bán xe sẽ yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc một khoản tiền để xác nhận việc mua xe. Khoản đặt cọc, theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định là để “đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” (Điều 328 – Bộ Luật Dân sự 2015). Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, đã xuất hiện sự việc khi không có xe để giao theo hợp đồng đã ký, đại lý giải quyết bằng cách đơn giản là trả lại số tiền đặt cọc cho người tiêu dùng.</p>
<p>Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.</p>
<p>Như vậy, trong quá trình đặt cọc và ký hợp đồng đặt cọc, người tiêu dùng nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho người tiêu dùng, thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà người tiêu dung đã đặt cọc. Ví dụ: trường hợp người tiêu dùng đặt cọc 100 triệu đồng để mua xe ô tô mà đại lý không thực hiện đúng giao dịch, đại lý phải trả người tiêu dùng khoản tiền tương ứng 200 triệu đồng.</p>