Trường hợp một tài xế sử dụng bằng lái xe quốc tế không được CSGT Cát Lát (Quận 2, TPHCM) công nhận khi xử lý vi phạm giao thông đang xôn xao trong dư luận. Nhiều tranh cãi về việc bằng lái xe nước nào mới có quyền sử dụng ở Việt Nam được trao đổi khá nhiều trên các cộng đồng mạng.
Chi tiết
<p><span style="text-decoration: underline;"><strong>Tranh cãi giữa CSGT và lái xe sử dụng bằng lái quốc tế</strong></span></p>
<p>Vào trưa ngày 18/3, tổ công tác của Đội CSGT Cát Lái (thuộc PC67) đang làm nhiệm vụ kiểm tra tốc độ trên tuyến đường Mai Chí Thọ (quận 2). Được biết, tổ công tác gồm 9 cán bộ chiến sĩ do trung tá Nguyễn Văn Thúy, Phó đội trưởng làm tổ trưởng. Khoảng 13 giờ, ông Vũ Thanh Tùng (40 tuổi, quốc tịch Đức, ngụ quận Bình Thạnh) lái xe ô tô mang biển số 75A-071.xx chạy quá tốc độ trên tuyến đường Mai Chí Thọ.</p>
<p>Sau đó, xe của ông Tùng đã được Trung úy Võ Thành Tâm ra hiệu lệnh dừng lại để kiểm tra. Khi kiểm tra giấy tờ, Trung úy Tâm ghi nhận ông Tùng chỉ có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia. Do đó, Trung úy Tâm đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “Vi phạm quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (63/50 km/h); Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.”</p>
<p>Trong quá trình làm việc, hai bên đã xảy ra cự cãi và Trung úy Tâm đã có thái độ không đúng khi xử lý vi phạm giao thông. Chính vì vậy, đoạn clip do chính ông Tùng chia sẻ trên facebook đã gây xôn xao dư luận.</p>
<p>Đến ngày 21/3, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TPHCM (PC67) cho biết thời điểm xảy ra vụ việc, ông Tùng đã xuất trình một bằng lái quốc gia Đức và một bằng lái quốc tế chỉ có tiếng Đức. Do đó, CSGT làm nhiệm vụ đã căn cứ theo Thông tư 29 quy định về việc điều chỉnh bằng lái quốc tế thì mẫu bằng lái này phải song ngữ. CSGT đã nhầm lẫn và có những phát ngôn như trong video.</p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><strong>Bằng lái xe quốc tế có được sử dụng ở Việt Nam không?</strong></span></p>
<p>Việc người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Cụ thể:</p>
<p>Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;</p>
<p>Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;</p>
<p>Ngoài ra, trong Phụ lục 32 của Thông tư số 48 cũng ghi rõ “Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó."</p>
<p>Theo đó, từ ngày 20/8/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ. Như vậy, bằng lái xe quốc tế được cấp tại các quốc gia thành viên của Công ước Vienna 1968 sẽ được quyền lưu hành và sử dụng ở Việt Nam. Lưu ý, giấy phép lái xe quốc tế phải có bản dịch sang các ngôn ngữ phổ thông như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Trường hợp không có bản dịch, không có bản gốc đi kèm, bằng lái quốc tế đó sẽ không có giá trị.</p>
<p>Được biết, hiện tại Công ước Vienna 1968 có đến 85 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên chính thức.</p>
<p>Hơn 80 nước có quyền sử dụng bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/uploads/news/bang-lai-xe-quoc-te.jpg" alt="" width="500" height="1281" /></p>