Để bảo vệ cho ô tô và chính chủ nhân khi lái xe thì bảo hiểm dành cho ô tô là những điều không thể thiếu. Vậy xe ô tô hiện nay cần mua những loại bảo hiểm nào?
Mô tả
Để bảo vệ cho ô tô và chính chủ nhân khi lái xe thì bảo hiểm dành cho ô tô là những điều không thể thiếu. Vậy xe ô tô hiện nay cần mua những loại bảo hiểm nào?
Chi tiết
<p>Ngày nay, ô tô không chỉ là tài sản có giá trị cao mà còn là phương tiện đi lại hàng ngày an toàn, tránh mưa, nắng bảo vệ con người. Tuy nhiên, khi xe bảo vệ con người thì chủ xe cũng phải biết cách chăm sóc và bảo dưỡng chúng một cách hiệu quả mà mua bảo hiểm chính là một trong những cách tốt nhất.</p>
<h2><strong>Những điều cần biết về bảo hiểm</strong></h2>
<ol>
<li><strong> Bảo hiểm là gì?</strong></li>
</ol>
<p> <img src="/uploads/news/bao%20hiem%20oto%20la%20gi.jpg" alt="Bảo Hiểm Xe Ô Tô" width="600" height="400" /></p>
<p>Nếu bóc tách hai từ bảo hiểm ra thì chúng ta cũng dễ dàng hiểu như sau: “Bảo” là bảo vệ, phòng tránh và “Hiểm” là nguy hiểm. Theo đó, "Bảo hiểm" chính là để bảo vệ trước các nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai. Bảo hiểm chính là hình thức chuyển giao rủi ro để giảm thiểu gánh nặng tài chính khi chẳng may chủ nhân gặp nguy hiểm.</p>
<ol start="2">
<li><strong> Tại sao cần mua bảo hiểm?</strong></li>
</ol>
<p>Chính vì điều quan trọng mà bảo hiểm mang lại là chuyển giao rủi ro, giảm gánh nặng tài chính cho người được thụ hưởng bảo hiểm. Do đó, mua bảo hiểm là hình thức mua sự an tâm, đổi những điều chưa chắc đã có thể xảy ra (nguy hiểm, tai nạn) bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.</p>
<h2><strong>Những loại bảo hiểm cần mua cho ô tô</strong></h2>
<ol>
<li><strong> Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)</strong></li>
</ol>
<p>Bảo hiểm TNDS là gói bảo hiểm bắt buộc dành cho ô tô khi mua. Cùng với giấy phé lái xe, giấy đăng kí xe, giấy đăng kiểm thì bảo hiểm TNDS sẽ là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông. Trong trường hợp thiếu giấy bảo hiểm TNDS mà bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì chủ xe sẽ vi phạm hành chính.</p>
<p>Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường cho bên thứ ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.</p>
<table class="table " width="600">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 144px;">
<p><strong><em>Loại xe</em></strong></p>
</td>
<td style="width: 440px;">
<p><strong><em>Số tiền bảo hiểm TNDS</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 144px;">
<p><strong><em>5 chỗ</em></strong></p>
</td>
<td style="width: 440px;">
<p><strong><em>480.700đ</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 144px;">
<p><strong><em>7 chỗ</em></strong></p>
</td>
<td style="width: 440px;">
<p><strong><em>943.400đ</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 144px;">
<p><strong><em>8 chỗ</em></strong></p>
</td>
<td style="width: 440px;">
<p><strong><em>953.400đ</em></strong></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong><em>Bảng tính chi phí mua bảo hiểm TNDS cho xe ô tô ở Việt Nam</em></strong></p>
<ol start="2">
<li><strong> Bảo hiểm vật chất</strong></li>
</ol>
<p>Bảo hiểm vật chất xe thường được tính vào chi phí lăn bánh xe dù không bắt buộc nhưng rất cần thiết đối với mỗi chiếc ô tô. Gói bảo hiểm vật chất sẽ tùy thuộc vào giá trị của xe, xe càng đắt tiền thì gói bảo hiểm này càng đắt và ngược lại.</p>
<p>Mục đích mua bảo hiểm vật chất là khi xảy ra tai nạn hay va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp phụ kiện của xe (lốp, gương...) thì bên bảo hiểm sẽ đền bù những khoản phí khắc phục thiệt hại nên chủ xe sẽ không phải quá lo lắng trong trường hợp gặp sự cố và chủ động được tài chính.</p>
<ol start="3">
<li><strong> Bảo hiểm thân vỏ</strong></li>
</ol>
<p>Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm tự nguyện do chủ xe chủ động mua nhằm bảo vệ xe trước những va chạm, xước sơn, móp méo thân vỏ, hỏa hoạn, xe ngập nước (thủy kích)... Những va chạm này hoàn toàn là do chủ xe gây ra, không phải lỗi từ phía người khác thì sẽ được bảo hiểm chịu hoàn toàn 100% chi phí sửa chữa, làm mới.</p>
<p><img src="/uploads/news/bao%20hiem%20than%20bo%20xe.jpg" alt="Bảo hiểm thân vỏ xe" width="600" height="354" /><br /> <em>Bảo hiểm thân vỏ không bắt buộc nhưng cần thiết</em></p>
<p>Mức mua bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô thường được tính theo % dựa vào niên hạn sử dụng xe, đa số công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí thân vỏ cho ô tô dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải cụ thể như sau:</p>
<table class="table " width="600">
<tbody>
<tr>
<td rowspan="2">
<p><strong><em>Loại xe</em></strong></p>
</td>
<td colspan="2">
<p><strong><em>Niên hạn sử dụng</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<p><strong><em>Dưới 6 năm</em></strong></p>
</td>
<td>
<p><strong><em>Từ 6-10 năm</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<p><strong><em>Dưới 9 chỗ ngồi</em></strong></p>
</td>
<td>
<p><strong><em>1,5%</em></strong></p>
</td>
<td>
<p><strong><em>1,6%</em></strong></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><em>Đơn vị tính: %/Số tiền bảo hiểm</em></p>
<ol start="4">
<li><strong> Bảo hiểm người ngồi trên xe</strong></li>
</ol>
<p>Bảo hiểm dành cho người ngồi trên xe bao gồm cả lái và phụ xe là hình thức bảo hiểm tự nguyện. Khi mua gói bảo hiểm này, tất cả những người ngồi trên xe sẽ được đền bù thiệt trong trường hợp bị thương thân thể hoặc tử vong khi đang ở trên xe, trong quá trình xe tham gia giao thông.</p>
<p><strong>III. Các trường hợp bảo hiểm sẽ không đền bù</strong></p>
<p><img src="/uploads/news/bao-hiem-xe-oto-4.jpg" alt="Các trường hợp không đền bù bảo hiểm" width="600" height="394" /><br /> <em>Nhiều trường hợp không được bảo hiểm đền bù</em></p>
<p>Trong hợp đồng khi mua bảo hiểm, chủ xe cần nên đọc kỹ những điều khoản, trong đó sẽ có những điểm loại trừ không được công ty bảo hiểm chấp nhận. Dưới đây là những trường hợp loại trừ phổ biến của công ty bảo hiểm như:</p>
<ul>
<li>Chủ xe cố ý gây thiệt hại cho xe</li>
<li>Khi xảy ra tai nạn, lái xe cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.</li>
<li>Tài xế không có giấy phép lái xe</li>
<li>Thiệt hại giảm giá trị xe</li>
<li>Không được bền đù nếu tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp khi xảy ra tai nạn</li>
<li>Không đền bù khi xảy ra chiến tranh, khủng bố, động đất</li>
<li>Những tài sản có giá trị cao như: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm... sẽ không được đền bù.</li>
</ul>
<p> </p>